HÀN-NHIỆT
Chuẩn đoán bệnh của y học cổ truyền - Hàn nhiệt |
Hai
chữ hàn nhiệt là chỉ sự khác nhau của bệnh tình, thường những chứng hàn, chứng
nhiệt, nếu biểu hiện đơn thuần thì dễ nhận thấy nhưng trên lâm sàng thường biểu
hiện rất phức tạp, chân hàn giả nhiệt, chân nhiệt giả hàn, hoặc hàn có khi biểu
hiện ở phần trên hoặc ở phần dưới V.V.. Xin
trình bày lần lượt dưới đây:
Chứng hàn
Thường
bệnh nhân biểu hiện miêng không khát, hoặc khát nhưng lai không muốn uống, chân
tay quyết lạnh, sắc mặt xanh nhợt, tiểu tiộn trong dài, đại tiện phân nát, rêu
lười trằng nhờn, mạch trì.
Chứng nhiệt
Bệnh
nhân có những triệu chứng như: Khát nước nhiều, thích uống nước lạnh, nóng từng
cơn, phiền táo, mặt đỏ, tiểu tiện ngắn, đại tiện táo, rêu lười vàng, mạch sác.
Chú
ý: Để phân biệt hàn nhiệt thường người ta dựa vào các triệu chứng sau: Ản uôhg;
Đại tiểu tiện; Tay chân; Mạch.
Hàn ở trên và dưới
Các
triệu chứng thường biểu hiện:
Hàn
ở trên: Nghẹn, ăn uống không tiêu, đầy, nôn.
Hàn
ở dưới: Phân nát
trắng như cứt cò, đau bụng, tinh hoàn hoặc âm hộ khô, chân tay lạnh.
Nhiệt ở trên và dưới
Các
triệu chứng biểu hiện:
Nhiệt ở trên: Đầu
đau, mắt đỏ, họng đau, răng đau.
Nhiệt ở dưới: Ngang
lưng và chân sưng đau, đại tiện táo, tiểu tiện vàng đỏ.
Trên
lâm sàng ta thấy ít có những hội chứng hàn nhiệt riêng rẽ mà thường biểu hiện
thiên hàn, thiên nhiệt, hàn nhiệt lẫn lộn, hàn nhiệt thác tạp v.v...
Phân biệt chân giả của hàn nhiệt
Thường
người xưa cho rằng hàn thịnh quá thì biến ra nhiệt, nhiệt thịnh quá thì biến ra
hàn hoặc nói hàn cực thì sinh nhiệt, nhiệt cực thì sinh hàn. Khi hàn thịnh phát
triển đến cực độ thì phát sinh ra chứng chân giả và ngược lại.
Chân
nhiệt giả hàn: Do nhiệt ở trong thịnh quá, dương khí bị uất kết mà không phát
ra được cho nên thấy tay chân quyết lạnh, mạch trầm mà hữu lực, tiếng thỏ thẻ
nông, họng khô, miệng hôi, rêu lưỡi vàng đen, khát, mê sảng, bụng trướng, tiểu
tiện đỏ, ít, đại tiện táo kết hoặc là đại tiện ra toàn nước (nhiệt kết bằng
lưu), người ta gọi là dương quyết hay nhiệt quyết.
Chân
hàn giả nhiệt: "Hàn thông vũ thổ" và "Thận khí tăng tâm Đau bụng
ỉa chảy, nôn mửa, tay chân quyết nghịch, mồ hôi lạnh tự chảy ra, cơ thịt giật,
run, tiếng nói yếu, ản ít bụng dầy, hai chân lạnh, tiểu tiện trong dài, chết lưỡi
mềm bệu, rêu lưỡi đen và trơn, mạch trầm vi muốn tuyệt, tất cả những chứng trên
là biểu hiện hàn ở lý
nhưng ở ngoài da
thì lại biểu hiện các chứng đau, ấn tay xuống không thấy nóng, phiền táo, khát
nhưng không muốn uống, miệng khô, âm hoả vô căn vì âm thịnh ở trong hàn dương
ra ngoài, ngoài giả nhiệt mà trong âm hàn. YHCT gọi hiện tượng này là cách
dương.
Chứng
thận khí tàng tán: Thường biểu hiện các triệu chứng sau: Hơi thở gấp ngắn, đầu
choáng, tim đập nhanh, chân tay lạnh, tiểu tiện trong, đại tiện phân nát (viêm đại tràng) hoặc ỉa
chảy, khí kém, không hay nói, lưỡi bệu. Tất cả triệu chứng trên là biểu hiện hư
hàn ở lý nhưng ngoài ra lại thấy các triệu chứng sau:
+
Chảy máu cam, răng, miệng khô, răng lung lay, mặt đỏ, da tươi hơi trắng, thích
nước, phiền táo, mạch phù sác vô lực YHCT cũng cho là lưỡi vô căn nhưng âm kiệt ở dưới, dương vượt
lên trên, trên thì giải nhiệt, ở dưới thì hư hàn, đó là chứng tiêu khát.
+
Chứng cách dương là âm thịnh ở trong ra ngoài, trong chân hàn mà ngoài giả nhiệt.
+
Chứng đái đường âm kiệt ở dưới,
dương vượt lên trên, dưới hàn hết mà trên giả nhiệt.
0 nhận xét:
Post a Comment