Thursday, March 30, 2017

Chuẩn đoán bệnh của y học cổ truyền - Hư thực

HƯ - THỰC

Chuẩn đoán bệnh của y học cổ truyền - Hư thực
Chuẩn đoán bệnh của y học cổ truyền - Hư thực

Hư thực là chỉ sự thịnh suy của chính khí và tà khí. YHCT cho tà khí thịnh thì thực, chính khí mất thì hư là biểu hiện của chứng khí hư. Phân biệt hư thực cũng chính là xem xét sự mạnh yếu của các chính khí người bệnh và tình hình thịnh suy của tà khí để căn cứ cho điều trị công hoặc bổ.
Trên lầm sẰng người ta cần phải phân biệt ra: Hư và thực, khí hư, huyết hư» khí thực, huyết thực ...v.v.

1. Thực chứng

Mạch thịnh, da nóng, bụng đầy trướng, đại tiểu tiện không thông, mắt mờ, buồn phiền,

2. Hư chứng

Mạch tế, da lạnh, khí kém, đại tiểu tiện không cầm, không ăn uống được.
Để phân biệt chứng, thực chứng cần chú ý những điểm sau + Người khoẻ mạnh bệnh mới phát phần nhiều thực chứng.
+ Người bệnh có những hiện tượng thừa dư cường thịnh thì phần nhiều thực chứng. Ngược lại:
+ Người thể chất hư, bệnh lâu ngày thường là hư chứng, hoặc là những hiện tượng bất túc lâu ngày đều là hư chứng.

3. Khí huyết thực

Khi hư: Người bệnh thường có tiếng nói thở ngắn, tiếng nói thấp, ngại nổi, hay đổ mồ hôi, tim hồi hộp, đầu choáng, tai ù, nhọc mệt, ăn ít, tiêu hoá thất thường, mạch vi hoặc hư đại.
Ngoài ra có những người vẫn ít lao động, người bệu tay chân mềm, yếu sức, thường xuất hiện các triệu chứng như đau, sa bìu dái, đàn bà sa dạ con.
Khí thực: Phần nhiều là nguyên nhân do đàm nhiệt, khí nhiệt, thực trệ, uất kết phục hoả gây nên, thường xuất hiện các triệu chứng sau: Ngực đầy, bụng trướng, đờm nhiều, suyễn tức, nuốt chua, ợ hăng, đại tiện táo, ỉa chảy nhưng không đi được.
Huyết hư: Nguyên nhân huyết hư thường là do hiện tượng uất huyết, hoặc các bệnh mạn tính gây nên, thường thấy những triệu chứng như tâm phiền, ít ngủ, nóng nẩy hay giận, hay ra mồ hôi trộm, da dẻ khô ráp, môi nhạt, sắc mạch vô lực.
Huyết thực: Huyết thực thường do nguyên nhân ứ huyết, súc huyết gây nên, nếu huyết ứ ở cơ nhục thường thấy nóng rét qua lại, hoặc nóng từng cơn, ra mồ hôi trộm, huyết ứ kinh lạc thường thấy mình đau, gân rút. Huyết ứ thượng tiêu thường thấy các chứng như đau nhức liên sườn, ngực sườn đầy tức, hay quên, huyết ứ trung tiêu thường thấy đau bụng, huyết ứ ở hạ tiêu bụng dưới đau, đái nhiều, người như phát cuồng.

4. Phân biệt hư thực chân giả


Bệnh rất hư lại có thề thịnh, bệnh rất thực lại có trạng thái hư: Như chứng bệnh tiểu tiện, thất tình, hoặc do lao động mệt nhọc nhiều thường thấy những triệu chứng nhiệt giống như hữu dư nhưng thực ra là bất túc, ngược lại có những bệnh nhân kết hợp cả bệnh ngoại cảm và bệnh nói tạng, sự phân biệt hư thực cũng cần chú ý- Phải dựa vào quan niệm chính thể để phân định có như vậy mới chính xác.

Chuẩn đoán bệnh của y học cổ truyền - Hư thực Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Unknown

0 nhận xét:

Post a Comment