Phép thổ trong phương pháp chữa trong của y học cổ truyền
Phép
thổ là phương pháp làm cho nôn mửa, bằng cách lợi dụng tính năng làm nôn mửa của
dược vật và châm cứu để đưa bệnh tà hoặc vật chất có hại ra ngoài cơ thể do đó
mà hoà hoãn được thể bệnh. Tố Vấn nói " Bệnh ở cao thì nhân đó làm vọt ra"
nếu
như bệnh tâm mà ứ lại ở ngực, ở
vị
quản trong tình trạng phát hãn không được, công hạ không được thì dùng phép thổ
thì làm cho thư thái được khí uất, giải trừ được khí kết, tuyên thông được khí
cơ, bài trừ được bệnh tà. Vì vậy, nếu như bệnh còn ở Thượng
tiêu thì nên dùng phép thổ.
Thí
dụ: Phép thổ dùng với các bệnh: Ngộ độc. Đờm dãi nhiều.
Bài thuốc và châm cứu hay dùng trong phép thổ:
Thuốc: Qua đế tán 40g
Xích
tiểu đậu 40g
Cách dùng:
Hai
vị tán nhỏ, mỗi lần dùng 4g thường uống với nước Đậu sị.
+
Châm cứu: Nếu đờm dãi nhiều gặp trong những trường hợp xuất huyết ...v.v
Châm
huyệt: Bàng liêm tuyền (từ mỏm cao của xương ức ngang ra 1 khoát ngón tay).
Chú ý: Bấm huyệt
trước khi châm, nếu khó nên bấm thêm hai huyệt thận du). Ngộ độc: Thường châm
huyệt trung quản, nội quan, thần môn.
Những trường hợp cần chú ý khi dùng phép thổ:
Người
già, bệnh mạn tính, có mang, sau khi sinh uất huyết, khí hư, hen suyễn, bệnh ở
phế ...v.v không nên dùng.
0 nhận xét:
Post a Comment